I. VÒNG SƠ KHẢO

Vòng sơ khảo diễn ra theo hình thức Online. Ban giám khảo sẽ chấm điểm từ xa thông qua hình ảnh được livestream từ các đội. Mỗi đội sẽ sử dụng 2 máy quay để livestream toàn bộ quá trình thi đấu trên group do BTC cung cấp.

1. Bảng R2 – Khối THCS – Vòng Sơ khảo

Chủ đề “Robot Ném Còn”

1.1. Quy định về robot

- Mỗi đội thi chế tạo một robot có khả năng ném còn.

- Kích thước tối đa: 300x300x500 mm.

- Cơ cấu ném còn, quả còn các đội sẽ tự thiết kế, trang bị cho đội của mình.

1.2. Sân thi đấu.

Sân thi đấu bảng R2 - Vòng sơ khảo

- Kích thước 3000 mm x3000 mm

- Phần đường đua dành cho các đội bao gồm:

=> Khu vực xuất phát có kích thước 300x300 mm.

=> Khu vực ném còn tại các vị trí ô vuông T1, T3.

=> Khu vực hoạt động của robot có nền sân thi đấu màu trắng kích thước 300 mm và vạch màu đen chiều rộng 20 mm.

=> Vị trí cột ném còn C1, C2: chiều cao 400 mm, vòng còn đường kính 200 mm. Tổng chiều cao cột ném còn là 600 mm.

- Kích thước quả còn tùy thuộc vào cơ cấu ném còn của mỗi đội kích thước không quá 200 mm.

1.3. Nhiệm vụ thi đấu

Thời gian thi đấu: 5 phút.

-  Robot xuất phát tại vị trí START (mắt cảm biến dò vạch trên robot được đặt trên đường line đen của sân thi đấu) trên sân thi đấu dò đường tự động đến khu vực ném còn.

- Tại đây đội chơi sẽ đặt quả còn vào cơ cấu ném còn trên robot và thực hiện điều khiển từ xa robot ném quả còn qua vòng còn.

- Robot dò được đường từ điểm xuất phát đến T1 và từ T1 đến T3 mỗi chặng được 15 điểm.

- Tại các vị trí ném còn T1, T3 robot được điều khiển thực hiện tối đa 2 lượt ném còn, mỗi quả còn được ném qua vòng còn đội chơi ghi được 15 điểm.

1.4. Tính điểm

STT

Tiêu chí chấm điểm

Điểm

1

Robot dò đường tự động từ vị trí xuất phát đến T1 (NV1)

15

2

Robot ném còn qua vòng còn ở vị trí C1 (NV2)

30

(15 điểm/quả)

3

Robot dò đường tự động từ T1 đến T3 (NV3)

15

4

Robot ném còn qua vòng còn ở vị trí C2 (NV4)

30

(15 điểm/quả)

5

Thời gian hoàn thành phần thi tối đa 10 điểm

Cách tính điểm:

Tổng điểm = (NV1 + n*NV2 +NV3 + n* NV4) + ((300 – TG)*3.33)/100)

Trong đó:

+ NV1, NV2, NV3, NV4: Là điểm cho việc robot hoàn thành các nhiệm vụ.

+ n: Là số lượt ném còn qua vòng còn tại mỗi vị trí C1, C2.

+ 300: Là thời gian tối đa để các đội thực hiện phần thi của mình. (5 phút tương ứng 300 giây)

+ TG: Là thời gian hoàn thành phần thi của mỗi đội chơi tính theo đơn vị giây.

=> Đội chơi nào có tổng điểm cho toàn bộ phần thi của đội mình cao nhất đội đó sẽ dành chiến thắng. Tổng điểm được tính làm tròn đến vị trí số thập phân thứ 02.

Tổng điểm tối đa: 100 điểm.

- Trường hợp khác:

=> Robot gặp sự cố kỹ thuật trong quá trình thi đấu hoặc không thể tự động di chuyển bám theo vạch đen (robot ra khỏi vạch đen quá 4 giây và không có khả năng bám lại đường vạch đen) thì đội chơi có quyền mang robot về vị trí ném còn trước đó và cho robot xuất phát lại. Tối đa các đội có 3 lần xuất phát lại

=> Thời gian thi đấu được tính liên tục do Ban Tổ chức giám sát

II. VÒNG CHUNG KẾT

2. Bảng R2 (Khối Trung học cơ sở)

Chủ đề: “Robot Ném Còn”

2.1. Quy định về robot

- Mỗi đội thi chế tạo một robot có khả năng ném còn.

- Kích thước tối đa: 300x300x500 mm.

- Cơ cấu ném còn, quả còn các đội sẽ tự thiết kế, trang bị cho robot của đội mình.

2.2. Sân thi đấu

 

          Hình: Sa bàn sân thi đấu bảng R2 robot ném còn

Sân thi đấu được thiết kế với kích thước 4000x3500 mm gồm: Phần đường đua dành cho các đội và khu vực ném còn.

- Phần đường đua dành cho các đội bao gồm: Khu vực xuất phát, vị trí ném còn, khu vực hoạt động của robot.

+ Khu vực xuất phát có kích thước 300x300 mm.

+ Khu vực ném còn (NC) là ma trận các vị trí các ô vuông.

+ Khu vực hoạt động của robot có nền sân thi đấu màu trắng kích thước 300 mm và vạch line màu đen chiều rộng 20 mm.

- Khu vực đặt cột còn (C1, C2, C3): Cột ném còn cao 400 mm, vòng còn đường kính rộng 200 mm. Tổng chiều cao là 600 mm.

  •  Riêng khu vực C1, C2 Cột Còn có thể được thay đổi bất kỳ 1 trong 3 vị trí trong khu vực C1, C2 để các đội thi lập trình tại sân thi đấu.

- Kích thước quả còn tùy thuộc vào cơ cấu ném còn của mỗi đội kích thước không quá 200 mm.

- Đĩa hứng còn có đường kính 200 mm, có thành xung quanh cao 50 mm, có lớp lót bông trên đĩa hứng còn.

2.3. Nhiệm vụ thi đấu

- Thời gian thi đấu chính thức: 10 phút.

- Mỗi đội chơi được sử dụng 01 robot thực hiện nhiệm vụ dò đường tự động và ném còn.

- Robot của 2 đội sẽ xuất phát tại vị trí START (mắt cảm biến dò vạch trên robot được đặt trên đường line đen của sân thi đấu) trên sân thi đấu và mang theo ít nhất 1 quả còn dò đường tự động đến khu vực ném còn.

- Tại khu vực ném còn robot 2 đội chơi sẽ phải tự động tìm đường và thực hiện 2 lượt ném còn tự động vào 2 khu vực đặt cột còn khác nhau C1, C2 (vị trí đặt cột còn trong khu C1, C2 sẽ được công bố vào trước phần thi lập trình trong ngày thi chung kết). Robot tự động dò đường đến vị tri ném còn được 5 điểm, mỗi quả còn được ném qua vòng còn đội chơi ghi được 15 điểm (với lượt ném còn tự động thứ 2 robot có thể được nạp còn bằng tay).

- Sau khi thực hiện xong 2 lượt ném còn tự động, robot của các đội sẽ chuyển sang chế độ điều khiển ném còn từ xa. Tại vị trí đặt cột còn C1, C2 các đội được phép điều khiển robot và nạp còn bằng tay thực hiện tối đa 2 lượt ném còn tại mỗi vị trí C1, C2. Quả còn được ném qua vòng còn đội chơi ghi được 5 điểm.

- Tại vị trí cột còn C3 robot thực hiện tối đa 3 lượt ném còn. Nếu quả còn được ném qua vòng tròn đội chơi ghi được 5 điểm. Tuy nhiên nếu quả còn được ném qua vòng còn và đồng thời quả còn nằm trong đĩa hứng còn màu vàng đội chơi ghi được 10 điểm/quả.

 

2.4. Tính điểm

STT

Tiêu chí chấm điểm

Điểm

1

Robot dò đường tự động đến vị trí ném còn tự động C1 (NV1)

5

2

Robot ném còn tự động qua vòng còn ở vị trí C1 (NV2)

15

3

Robot dò đường tự động đến vị trí ném còn tự động C2 (NV3)

5

4

Robot ném còn tự động qua vòng còn ở vị trí C2 (NV4)

15

5

Robot được điều khiển ném còn qua vòng còn ở vị trí C1 (NV5)

10

(5 điểm/quả)

6

Robot được điều khiển ném còn qua vòng còn ở vị trí C2 (NV6)

10

(5 điểm/quả)

7

Robot được điều khiển ném còn qua vòng còn ở vị trí C3 (NV7)

15

(5 điểm/quả)

8

Quả còn nằm trong đĩa hứng còn (NV8)

15

(5 điểm/quả)

9

Thời gian hoàn thành phần thi tối đa 10 điểm

Cách tính điểm:

Tổng điểm = (NV1 + NV2 +NV3 + NV4 + n*NV5 + n*NV6 + n*NV7 + m*NV8) + ((600 – TG)*1.67)/100)

Trong đó:

  • NV1, NV2, NV3, NV4, NV5, NV6, NV7, NV8: Là điểm cho việc robot hoàn thành các nhiệm vụ.
  • n: Là số lượt ném còn qua vòng còn tại mỗi vị trí C1, C2, C3.
  • m: số quả còn trong đĩa hứng còn.
  • 600: Là thời gian tối đa để các đội thực hiện phần thi của mình. (10 phút tương ứng 600 giây)
  • TG: Là thời gian hoàn thành phần thi của mỗi đội chơi tính theo đơn vị giây.

=> Đội chơi nào có tổng điểm cho toàn bộ phần thi của đội mình cao nhất đội đó sẽ dành chiến thắng. Tổng điểm được tính làm tròn đến vị trí số thập phân thứ 02.

Tổng điểm tối đa: 100 điểm.

- Trường hợp, trong quá trình thi đấu robot gặp sự cố kỹ thuật hoặc không thể tự động di chuyển bám theo đường line (robot ra khỏi line quá 4 giây và không có khả năng bám lại đường line) thì đội chơi có quyền mang robot về vị trí ném còn trước đó và cho robot xuất phát lại. Tối đa các đội có 3 lần xuất phát lại. Thời gian được tính liên tục do Ban Tổ chức giám sát.