I. VÒNG SƠ KHẢO

Vòng sơ khảo diễn ra theo hình thức Online. Ban giám khảo sẽ chấm điểm từ xa thông qua hình ảnh được livestream từ các đội. Mỗi đội sẽ sử dụng 2 máy quay để livestream toàn bộ quá trình thi đấu trên group do BTC cung cấp.

1. Bảng R1 – Khối Tiểu học – Sơ khảo

Chủ đề “Robot Hỗ Trợ Nông Nghiệp”

1.1. Sân thi đấu

Chart, waterfall chart

Description automatically generated

Sân thi thi đấu bảng R1 – Vòng sơ khảo

- Kích thước sân thi đấu: Kích thước 2100 mm x 3000 mm.

- Khu xuất phát (1): Kích thước 300 mm x 300 mm.

- Khu nhiên liệu (2): Kích thước 600 mm x 600 mm, chứa hạt giống gồm 5 khối có hình trụ chất liệu nhựa đường kính 50 mm, cao 80 mm được sơn màu tương ứng với màu đội chơi.

- Khu (3): Kích thước 300mm x 300 mm

- Khu (4): Kích thước 300mm x 300 mm

- Khu (5): Kích thước 300mm x 300 mm

- Khu (6): Kích thước 300mm x 300 mm x 50 mm

- Khu (7): Kích thước 300 mm x 300 mm x 60 mm và có màu vàng.

1.2. Nhiệm vụ thi đấu

- Thời gian thực hiện: 5 phút.

- Bắt đầu: Tất cả robot phải được đặt trong vị trí xuất phát (START)

- Di chuyển đến vị trí số 2 để lấy hạt giống

=> Gắp đến và đặt vào vị trí 3,4,5,6,7

=> Gắp đủ mỗi vị trí 1 hạt giống

=> Robot quay trở lại ô xuất phát, kết thúc phần thi.

1.3. Tính điểm

STT

Tiêu chí chấm điểm

Điểm

1

Robot đặt hạt giống vào ô 3 (NV1)

15

2

Robot đặt hạt giống vào ô 4 (NV2)

15

3

Robot đặt hạt giống vào ô 5 (NV3)

15

4

Robot đặt hạt giống vào ô 6 (NV4)

15

5

Robot đặt hạt giống vào ô 7 (NV5)

15

6

Quay về vị trí xuất phát (NV6)

15

7

Thời gian hoàn thành phần thi tối đa 10 điểm

Cách tính điểm:

Tổng điểm = (NV1 +NV2 +NV3 + NV4 + NV5 + NV6) + ((300 – TG)*3.33)/100)

Trong đó:

+ NV1, NV2, NV3, NV4, NV5, NV6: Là điểm cho việc robot hoàn thành các nhiệm vụ.

+ 300: Là thời gian tối đa để các đội thực hiện phần thi của mình. (5 phút tương ứng 300 giây)

+ TG: Là thời gian hoàn thành phần thi của mỗi đội chơi tính theo đơn vị giây.

+ Đội chơi nào có tổng điểm cho toàn bộ phần thi của đội mình cao nhất đội đó sẽ dành chiến thắng. Tổng điểm được tính làm tròn đến vị trí số thập phân thứ 02.

Tổng điểm tối đa: 100 điểm.

- Trường hợp khác:

=> Khối vật bị đổ >50% khối vật nằm ngoài ô thì sẽ không được tính điểm,

=> Robot gặp sự cố trong quá trình thi đấu mà thời gian vẫn còn, đội chơi được quyền mang robot về vị trí xuất phát để tiếp tục. Tối đa các đội có 3 lần xuất phát lại.

=> Thời gian thi đấu được tính liên tục do Ban Tổ chức giám sát

II. VÒNG CHUNG KẾT

2. Bảng R1 (Khối Tiểu học)

Chủ đề: “Robot Hỗ Trợ Nông Nghiệp”

2.1. Quy định về robot

- Mỗi đội thi chế tạo một robot có khả năng gắp đồ.

- Kích thước tối đa: 300x300x300 mm ở vị trí xuất phát, sau khi xuất phát kích thước có thể thay đổi tùy ý. Những phần tách rời có khả năng hoạt động độc lập.

- Cơ cấu gắp đồ các đội sẽ tự thiết kế, trang bị cho robot của đội mình.

- Robot có thể được điều khiển bằng sóng vô tuyến, bluetooth, …

- Robot không được sử dụng các vật liệu sắc nhọn và gây hại cho sân thi đấu.

Hình: Sân thi đấu bảng R1 – Vòng Chung kết

2.2. Sân thi đấu

- Kích thước 2.100 mm x 3.600 mm.

- Khu xuất phát (1): Khu xuất phát của hai đội chơi được dán giấy màu xanh (Blue), đỏ (Red) và có kích thước là 300 mm x 300 mm.

-  Khu nhiên liệu (2): Có kích thước 600 mm x 600 mm, khu vực là nơi chứa cây trồng và hạt giống. Trong kho có chứa 3 khối hạt giống (có hình trụ chất liệu nhựa đường kính 50 mm, cao 80 mm) được sơn màu tương ứng với màu đội chơi.

-  Khu (3): Có kích thước 300mm x 300mm, có thành xung quanh cao 20 mm

-  Khu (4): Có kích thước 300mm x 300mm, có thành xung quanh cao 30 mm

-  Khu (5): Có kích thước 300mm x 300mm, có thành xung quanh cao 50 mm

-  Khu (6): Là ma trận các ô vuông (có đường viền đen 2cm) có chứa khối nông sản (hình trụ chất liệu nhựa đường kính 50 mm, cao 80 mm, có màu tương ứng màu sắc đội thi) được đặt trên đường viền màu đen. (Vị trí đặt khối nông sản trong ma trận sẽ được công bố trước phần thi lập trình trong ngày thi chung kết)

- Khu (7): Có kích thước 300 mm x 300 mm x 60 mm và được sơn màu vàng.

- Trên sân có 2 cầu (kí hiệu hình chữ nhật màu trắng) với kích thước 900 mm x 300 mm x 70 mm. (độ dốc 8 độ).

2.3. Nhiệm vụ thi đấu

- Thời gian thi đấu: 07 phút

- Robot phải được đặt hoàn toàn trong ô xuất phát (START) trên sân thi đấu.

- Robot sẽ được điều khiển di chuyển đến vị trí số 2 để lấy hạt giống

- Robot gắp hạt giống đến và đặt đúng vào vị trí 3,4,5 tương ứng màu sắc của mỗi đội thi. Mỗi vị trí có 1 hạt giống.

- Sau khi đã đủ mỗi vị trí 1 hạt giống thì robot được điều khiển di chuyển đến vị trí 6 để lấy khối nông sản. Tại đây robot sẽ thực hiện nhiệm vụ hoàn toàn tự động, xuất phát từ ô vuông được đánh dấu cùng màu đội thi di chuyển dò đường tự động đến vị trí đặt khối nông sản trong mê cung, tự động gắp khối nông sản và tự động đặt nó vào vị trí số 7 thì kết thúc phần thi.

2.4. Tính điểm

STT

Tiêu chí chấm điểm

Điểm

1

Robot đặt hạt giống vào ô 3 (NV1)

10

2

Robot đặt hạt giống vào ô 4 (NV2)

10

3

Robot đặt hạt giống vào ô 5 (NV3)

20

4

Robot dò đường tự động đến khối nông sản (NV4)

10

5

Robot tự động gắp được khối nông sản (NV5)

10

6

Robot đặt hạt giống vào ô 7 (NV6)

30

7

Thời gian hoàn thành phần thi tối đa 10 điểm

Cách tính điểm:

Tổng điểm = (NV1 +NV2 +NV3 + NV4 + NV5 + NV6) + ((420 – TG)*2.38)/100)

Trong đó:

+ NV1, NV2, NV3, NV4, NV5, NV6: Là điểm cho việc robot hoàn thành các nhiệm vụ.

+ 420: Là thời gian tối đa để các đội thực hiện phần thi của mình. (7 phút tương ứng 420 giây)

+ TG: Là thời gian hoàn thành phần thi của mỗi đội chơi tính theo đơn vị giây.

=> Đội chơi nào có tổng điểm cho toàn bộ phần thi của đội mình cao nhất đội đó sẽ dành chiến thắng. Tổng điểm được tính làm tròn đến vị trí số thập phân thứ 02.

Tổng điểm tối đa: 100 điểm.

- Trường hợp khác:

=> Trong quá trình thi đấu robot gặp sự cố không thể hoàn thành được hết tất cả các nhiệm vụ mà thời gian thi đấu vẫn còn, thì đội chơi được mang robot về vị trí xuất phát và cho robot xuất phát lại. Tối đa các đội có 3 lần xuất phát lại. Thời gian được tính liên tục do Ban Tổ chức giám sát.

=> Trường hợp các khối vật bị đổ thì 50% khối vật nằm trong ô thì được tính hoàn thành nhiệm vụ.

=> Robot không được trèo lên các ô nhiệm vụ 2, 3, 4, 5 mà bắt buộc phải đi qua cầu.

=> Trường hợp xuất phát lại robot chỉ phải thực hiện tiếp các nhiệm vụ chưa hoàn thành.